Mô tả
Ca Diêu là một trong Ngũ Đại Danh Diêu của nhà Tống (Nhữ, Quan, Ca, Quân, Định). Phôi của gốm Ca Diêu có màu đen tím, đen sắt, cũng có nâu vàng.
Đặc điểm nổi bật:
– Men Ca Diêu là loại “men vô quang” (men không sáng), gam màu đa dạng, có màu ghi, trắng gạo, xanh ngọc chủ đạo.
– Có vết rạn toàn thân, bề mặt men có vết rạn dạng lưới hoặc trùng lặp lên nhau giống vết băng nứt, hoặc những vết rạn rất nhỏ. “Kim tơ thiết tuyến” là điển hình, tức là có những vết rạn to màu đen đan xen vết rạn nhỏ màu đỏ, vàng chi chít. Nguyên lý hình thành vết rạn là do sự chênh lệnh độ giãn nở giữa phần bụng, men tạo thành các vết nứt, nó vốn là một khiếm khuyết nhưng đồ sứ Ca Diêu lại biến thành đặc trưng trang trí thông qua dụng ý của nghệ nhân, làm cho bề mặt men xuất hiện những mảng hoa văn hình con cá hay băng nứt.
– Lớp men của gốm Ca Diêu thường rất dày, nơi dày nhất thậm chí có thể tương đương với phôi, bên trong men có bong bóng khí, giống như hạt ngọc ẩn hiện, còn gọi là “toản châu tụ cầu”. Bong bóng khí lớn nhỏ sắp xếp chỉnh tề, thường xuất hiện mặt trong sản phẩm.
– Phôi của gốm Ca Diêu đều là màu đen tím hoặc vàng nâu, phần men mỏng của viền miệng sản phẩm do lộ màu của phôi nên có màu tím, phần đế sản phẩm chỗ không phủ men có màu đen sắt. Nên có cách nói “tử khẩu thiết túc” – miệng màu tím chân màu sắt.
Đồ sứ Ca Diêu có hai loại bụng sứ và bụng cát. Thành bụng dày mỏng khác nhau, màu sắc cũng có màu ghi đậm hoặc vàng. Do lớp men rất mỏng làm cho bề mặt càng trơn mịn hơn. Màu men chủ đạo là xanh ghi, cũng có loại xanh trắng, xanh ngọc, màu be.
Sản phẩm gốm Long Tuyền được nung 2 lần, lần 1 nung ở 800 độ C trong 8 tiếng, lần 2 nung 1300 độ C trong 24 tiếng. Tỉ lệ thành phẩm rất thấp (~20%).”
——-